1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh do Đại học St.Francis - Hoa Kỳ cấp bằng
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Ngôn ngữ đào tạo: tiếng Anh
- Tên văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân Quản trị kinh doanh, Hệ chính quy, Liên kết giữa Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN và Đại học St. Francis (University of St. Francis – USF), Hoa Kỳ
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Viện Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
- Thời gian đào tạo chuẩn: 4 năm, 8 học kỳ
- Số tín chỉ: 121 tín chỉ
2. Các chuyên ngành đào tạo:
2.1. Chuyên ngành kép: Kinh doanh Quốc tế và Quản trị Chuỗi cung ứng (xem chi tiết) Đây chuyên ngành kép, kết hợp giữa hai lĩnh vực quan trọng của tổ chức, giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện về quản lý và vận hành doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Chương trình liên kết quốc tế cung cấp nền tảng kiến thức cần thiết để bạn tự tin trên con đường sự nghiệp.
Đây là chuyên ngành nghiên cứu cách doanh nghiệp vận hành và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. Sinh viên sẽ được học về đàm phán quốc tế, xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu và phân tích thị trường quốc tế. Đây là nền tảng quan trọng giúp sinh viên hiểu cách hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia và các thị trường quốc tế.
Chuyên ngành cung cấp cho người học kiến thức về cách tối ưu hóa quy trình từ sản xuất đến phân phối sản phẩm, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sinh viên học cách phân tích và cải thiện các hệ thống chuỗi cung ứng trong bối cảnh kinh tế hiện đại. Chương trình liên kết quốc tế tại UEB - SITE đảm bảo bạn có đủ kỹ năng và kiến thức để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chuyên ngành học về việc xây dựng thương hiệu, phát triển chiến lược tiếp thị và phân tích hành vi khách hàng. Sinh viên sẽ học cách tối ưu hóa các kênh truyền thông và ứng dụng dữ liệu để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Với sự hỗ trợ từ chương trình liên kết quốc tế, bạn sẽ được trang bị kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng toàn cầu.
Chuyên ngành tập trung vào quản lý tài chính doanh nghiệp, đầu tư, thị trường chứng khoán và phân tích rủi ro tài chính. Sinh viên được trang bị các kỹ năng cần thiết để đưa ra các quyết định tài chính hiệu quả. Kiến thức từ chương trình liên kết quốc tế sẽ giúp bạn tự tin hội nhập vào môi trường tài chính toàn cầu.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
3.1. Chuyên ngành kép: Kinh doanh Quốc tế và Quản trị Chuỗi cung ứng
- Chuyên viên Xuất nhập khẩu (Export-Import Specialist): Quản lý các thủ tục thương mại quốc tế và vận chuyển hàng hóa.
- Quản lý Vận hành chuỗi cung ứng (Supply Chain Manager): Tối ưu hóa dòng chảy sản phẩm từ sản xuất đến người tiêu dùng.
- Chuyên viên Logistics: Lập kế hoạch và điều phối các hoạt động vận tải, kho bãi, và phân phối hàng hóa.
- Chuyên viên Phát triển kinh doanh quốc tế (International Business Development Officer): Tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới và mở rộng thị trường quốc tế.
- Chuyên viên Mua hàng quốc tế (Global Procurement Specialist): Quản lý hoạt động mua sắm toàn cầu, đảm bảo nguồn cung ổn định và tối ưu hóa chi phí.
- Quản lý Quan hệ nhà cung cấp (Supplier Relationship Manager): Xây dựng và duy trì mối quan hệ chiến lược với nhà cung cấp để nâng cao hiệu quả hợp tác và đảm bảo chất lượng.
- Chuyên gia Phân tích chuỗi cung ứng (Supply Chain Analyst): Sử dụng dữ liệu để cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu.
3.2. Chuyên ngành: Kinh doanh Quốc tế
- Chuyên viên Xuất nhập khẩu (Export-Import Officer): Quản lý các giao dịch thương mại quốc tế, từ thủ tục hải quan đến vận tải hàng hóa.
- Chuyên viên Phát triển thị trường quốc tế (International Market Development Specialist): Tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới và xây dựng chiến lược mở rộng thị trường.
- Quản lý Dự án Kinh doanh quốc tế (International Business Project Manager): Điều phối và triển khai các dự án kinh doanh xuyên quốc gia.
- Chuyên viên Thương mại điện tử quốc tế (Global E-commerce Specialist): Quản lý hoạt động kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử toàn cầu.
- Chuyên viên Tư vấn chiến lược quốc tế (International Strategy Consultant): Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường quốc tế.
- Đàm phán thương mại quốc tế (Trade Negotiator): Đại diện cho doanh nghiệp hoặc tổ chức trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế.
3.3. Chuyên ngành: Quản trị Chuỗi cung ứng
- Chuyên viên Quản lý vận hành (Operations Manager): Điều hành và tối ưu hóa các quy trình vận hành sản xuất và phân phối.
- Chuyên viên Logistics (Logistics Specialist): Quản lý và điều phối quá trình vận chuyển, lưu kho và giao nhận hàng hóa.
- Chuyên viên Hoạch định chuỗi cung ứng (Supply Chain Planner): Lập kế hoạch và tối ưu hóa nguồn lực, đảm bảo sự liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng.
- Quản lý Kho bãi (Warehouse Manager): Điều hành hoạt động lưu trữ hàng hóa và quản lý kho bãi.
- Chuyên gia Tư vấn chuỗi cung ứng (Supply Chain Consultant): Tư vấn chiến lược tối ưu hóa chi phí và hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng.
- Chuyên viên Phân tích dữ liệu chuỗi cung ứng (Supply Chain Data Analyst): Sử dụng dữ liệu để phân tích, dự đoán xu hướng và cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng.
3.4. Chuyên ngành Marketing
- Chuyên viên Marketing (Marketing Executive): Thực hiện các chiến dịch quảng cáo, xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm.
- Chuyên viên Truyền thông (Communications Specialist): Quản lý quan hệ công chúng, phát triển chiến lược nội dung và truyền thông xã hội.
- Chuyên viên Nghiên cứu thị trường (Market Research Analyst): Phân tích dữ liệu, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng và xu hướng thị trường.
- Chuyên viên Digital Marketing: Lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch tiếp thị số, quản lý SEO, SEM, và mạng xã hội.
- Quản lý Thương hiệu (Brand Manager): Phát triển và duy trì hình ảnh thương hiệu trên thị trường.
- Chuyên viên Quản lý khách hàng (Account Manager): Làm việc tại các agency để cung cấp giải pháp Marketing cho khách hàng.
3.5. Chuyên ngành Tài chính
- Chuyên viên Phân tích tài chính (Financial Analyst): Đánh giá hiệu quả tài chính và hỗ trợ ra quyết định đầu tư cho doanh nghiệp.
- Chuyên viên Ngân hàng đầu tư (Investment Banker): Tư vấn về giao dịch mua bán, sáp nhập (M&A), và gọi vốn cho các dự án lớn.
- Quản lý Rủi ro Tài chính (Financial Risk Manager): Xây dựng các chiến lược quản lý rủi ro cho tổ chức tài chính và doanh nghiệp.
- Chuyên viên Tư vấn tài chính cá nhân (Personal Financial Advisor): Hỗ trợ cá nhân và gia đình lập kế hoạch tài chính hiệu quả.
- Nhà phân tích dữ liệu tài chính (Financial Data Scientist): Sử dụng công nghệ để phân tích và dự đoán xu hướng thị trường tài chính.
- Chuyên gia Quản lý quỹ (Fund Manager): Điều hành và quản lý các quỹ đầu tư cho tổ chức hoặc cá nhân.
Để được tư vấn về Thông tin tuyển sinh và Chương trình học tại UEB, vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0385 358 535/ 0926 992 688
- Website: https://site.ueb.edu.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/SITE.UEB
- Địa chỉ: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội