1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Tài chính – Ngân hàng(Tiếng Anh: Finance - Banking)
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Ngôn ngữ đào tạo: tiếng Việt và tiếng Anh
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng (Tiếng Anh: Bachelor in Finance-Banking)
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
2. Các chuyên ngành đào tạo
- Tài chính Doanh nghiệp: Chuyên ngành cung cấp nền tảng vững chắc về quản lý tài chính doanh nghiệp, từ phân tích báo cáo, thẩm định dự án đến quản trị rủi ro tài chính. Sinh viên được trang bị thêm kỹ năng ứng dụng công nghệ mới vào dự báo và ra quyết định tài chính hiệu quả. Nhu cầu cao về nhân lực tài chính có tư duy công nghệ tạo cơ hội việc làm tại ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và tổ chức tư vấn trong và ngoài nước.
- Ngân hàng và Công nghệ Tài chính: Chuyên ngành được tích hợp kiến thức ngân hàng truyền thống với ứng dụng Fintech, Big Data và AI trong vận hành sản phẩm tài chính hiện đại. Sinh viên phát triển kỹ năng triển khai ngân hàng số, quản trị rủi ro và phân tích dữ liệu tài chính. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở tại ngân hàng thương mại, công ty Fintech, tổ chức tài chính trung ương và doanh nghiệp tư vấn tài chính.
- Tài chính và Đầu tư: Chuyên ngành tập trung vào định giá doanh nghiệp, đầu tư chứng khoán và hoạt động ngân hàng đầu tư, kết hợp ứng dụng các công nghệ hiện đại để tối ưu hóa phân tích và ra quyết định đầu tư. Sinh viên nắm vững kỹ năng chiến lược tài chính, quản trị rủi ro và sử dụng công nghệ để phân tích thị trường. Cơ hội nghề nghiệp đa dạng tại ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và tập đoàn đa quốc gia.
- Quản trị Rủi ro và Bảo hiểm: Chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về quản trị rủi ro doanh nghiệp, định phí bảo hiểm và ứng dụng công nghệ cao trong phân tích dữ liệu và phát hiện gian lận. Sinh viên có khả năng kết hợp các mô hình truyền thống với thuật toán hiện đại để tối ưu hóa sản phẩm bảo hiểm. Cơ hội việc làm rộng mở tại công ty bảo hiểm, ngân hàng, tổ chức kiểm toán và cơ quan quản lý, đặc biệt trong môi trường toàn cầu.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
3.1. Chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp
- Phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp: Thực hiện phân tích tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính, tối ưu hóa dòng tiền và chi phí hoạt động.
- Tư vấn tài chính và định giá doanh nghiệp: Hỗ trợ ra quyết định tài chính chiến lược, định giá tài sản, xây dựng mô hình tài chính.
- Quản lý vốn và ngân sách: Giám sát dòng tiền, lập ngân sách và triển khai các chiến lược tài chính dài hạn.
- Nghiên cứu và giảng dạy: Tham gia đào tạo hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kế toán quản trị.
- Khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính: Thành lập doanh nghiệp tư vấn tài chính hoặc công ty công nghệ tài chính.
3.2. Chuyên ngành Tài chính và Đầu tư
- Quản lý danh mục đầu tư và tài sản: Xây dựng, quản lý và đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.
- Phân tích thị trường và chiến lược đầu tư: Nghiên cứu thị trường tài chính, đánh giá cơ hội đầu tư, xây dựng chiến lược tối ưu.
- Quản trị rủi ro đầu tư: Xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro tài chính trong các quyết định đầu tư.
- Tư vấn đầu tư và tài chính cá nhân: Hỗ trợ khách hàng trong việc xây dựng kế hoạch tài chính và danh mục đầu tư phù hợp.
- Giảng dạy và nghiên cứu tài chính: Làm việc tại trường đại học, viện nghiên cứu với vai trò chuyên sâu về tài chính và đầu tư.
3.3. Chuyên ngành Ngân hàng và Công nghệ Tài chính
- Phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số: Thiết kế và vận hành các sản phẩm tài chính trên nền tảng công nghệ.
- Phân tích và ứng dụng công nghệ tài chính: Nghiên cứu, triển khai giải pháp sử dụng AI, blockchain, big data trong lĩnh vực ngân hàng.
- Tín dụng và quản lý rủi ro ngân hàng: Thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro và xây dựng quy trình kiểm soát hiệu quả.
- Tư vấn và vận hành giải pháp Fintech: Tham gia các dự án phát triển công nghệ tài chính tại ngân hàng hoặc startup công nghệ.
- Nghiên cứu và giảng dạy Fintech: Thực hiện nghiên cứu chuyên sâu hoặc giảng dạy về ngân hàng số và công nghệ tài chính.
3.4. Chuyên ngành Quản trị Rủi ro và Bảo hiểm
- Phân tích và quản lý rủi ro tài chính: Đánh giá các loại rủi ro (tài chính, vận hành, thị trường) và xây dựng giải pháp ứng phó.
- Tính phí và phát triển sản phẩm bảo hiểm: Thực hiện định phí, thiết kế sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Tư vấn bảo hiểm và quản trị rủi ro: Hỗ trợ doanh nghiệp hoặc cá nhân lựa chọn và triển khai các giải pháp bảo vệ tài chính hiệu quả.
- Giám sát hoạt động rủi ro trong doanh nghiệp: Phân tích dữ liệu định lượng để kiểm soát và nâng cao năng lực chống chịu rủi ro.
- Nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực bảo hiểm: Làm việc tại trường học hoặc viện nghiên cứu với trọng tâm về quản trị rủi ro và bảo hiểm.
Download Ma trận chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo tại đây