Ngành Kinh tế Quốc tế

 Ngành Kinh tế Quốc tế là gì?

Kinh tế quốc tế (tiếng Anh là International Economics) là một chuyên ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu. Nói một cách khác, Kinh tế quốc tế nghiên cứu các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm đạt được các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với chính sách mở cửa, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, mà biểu hiện cụ thể là việc Việt Nam tham gia WTO, AEC ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do trong thời gian gần đây như CPTPP, UVFTA, RCEP, UKVFTA…đã góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư quốc tế của Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Từ đó, đặt ra nhu cầu cấp thiết về đội ngũ lao động trẻ sở hữu kiến thức và hiểu biết sâu rộng, vững vàng về chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, có các kỹ năng giao dịch và đàm phán quốc tế…để thích nghi và làm việc độc lập, sáng tạo trong môi trường đa văn hóa. Trong khi đó, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực của lĩnh vực này. Do đó, ngành Kinh tế quốc tế hiện đang là một trong top những ngành “hot” nhất trong số các ngành “hot” thuộc hệ thống các ngành đào tạo về kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
 
 
 Thầy và trò khoa KT&KDQT sau một buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Ngành Kinh tế Quốc tế của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN học những gì?

Năm 2022, chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế được thiết kế với 03 chuyên ngành: Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu mang đến nhiều cơ hội định hướng và phát triển nghề nghiệp dành cho sinh viên. 
 
  

Chuyên ngành Thương mại quốc tế: sẽ mang đến cho người học kiến thức chuyên sâu, kỹ năng về thương mại hàng hóa, dịch vụ, kinh tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nghiên cứu, phát triển thị trường… như chính sách thương mại quốc tế, marketing thương mại quốc tế, thương mại điện tử, vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế…

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: mang tính chất toàn cầu và hội nhập rất cao. Lựa chọn theo học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay và đặc điểm phát triển kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa như chiến lược kinh doanh toàn cầu, đàm phán trong kinh doanh quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản trị dự án quốc tế và logistics. 

Chuyên ngành Logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu: sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu, logistics điện tử, vận tải và logistics hàng hóa, kho bãi và kênh phân phối, quản lý mua hàng và nguồn cung ứng toàn cầu… Từ đó giúp sinh viên có được cái nhìn chuyên sâu về khía cạnh chuyên sâu của hệ thống logistics và chuỗi cung ứng, đáp ứng được nhu cầu về kỹ năng và kiến thức ngày càng khắt khe của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Ngành Kinh tế quốc tế ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế luôn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở và khả năng phát triển bản thân vượt trội

-          Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:

·         Bộ Công thương, bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại và các bộ, ngành có liên quan

·         Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội

·         Các trường đại học, các viện nghiên cứu kinh tế

·         Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải và giao nhận quốc tế, các công ty logistics

·         Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia…

-          Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm bảo nhận nhiều vị trí công việc như:

·         Chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài

·         Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế các tổ chức quốc tế 

·         Nhân viên kinh doanh quốc tế

·         Nhân viên xuất nhập khẩu

·         Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế

·         Chuyên viên nghiên cứu thị trường

·         Chuyên viên marketing quốc tế

·         Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng

·         Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế

·         Chuyên viên xúc tiến thương mại

·         Giảng viên và nghiên cứu viên tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.

·         Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có thể tự lập nghiệp thông qua việc khởi sự kinh doanh, tạo lập doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh quốc tế, giao nhận, vận tải và logistics. 

Người học có được kiến thức và kỹ năng gì sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế của Trường đại học kinh tế - ĐHQGHN?

Một ngành học gắn với từ “quốc tế” chắc chắn sẽ có yêu cầu đầu vào cao về ngoại ngữ. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế, người học sẽ đạt được trình độ tiếng Anh tốt với khả năng sử dụng thành thạo trong công việc. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả những kiến thức và kỹ năng mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp ngành học này. Một số kiến thức và kỹ năng sẽ tạo nên tố chất của người học, phù hợp với yêu cầu công việc trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế bao gồm:

- Hiểu và vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế: Sau khi tốt nghiệp, với các kiến thức nền tảng về kinh tế, chuyên sâu về kinh tế quốc tế, người học có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo vào các công việc liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.

- Thành thạo tiếng Anh: Với việc thành thạo cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết và am hiểu về tiếng Anh chuyên ngành kinh tế. Bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau và tự tin giao dịch, đàm phán, soạn thảo các văn bản giao dịch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, tư vấn đầu tư, tài chính quốc tế…

- Thích nghi nhanh với môi trường làm việc đa văn hóa: Người học sẽ được trang bị những kiến thức về văn hóa, tập quán kinh doanh của các nước, các khu vực. Đồng thời, với các chương trình thực tập, thực tế trong và ngoài nước, những người tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế của trường ĐHKT-ĐHQGHN sẽ có khả năng thích nghi nhanh chóng với công việc trong môi trường toàn cầu.

- Tự tin, giao tiếp tốt và có kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Giao tiếp tốt là một kỹ năng mềm cơ bản đối với hầu hết các công việc. Riêng với ngành Kinh tế quốc tế, người học còn có được các kỹ năng đàm phán để có thể đạt được các mục tiêu kinh tế có lợi.

- Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng cơ bản, những người tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế còn có được kỹ năng tìm kiếm thông tin và chọn lọc kiến thức đê tiếp cận được lượng kiến thức khổng lồ cũng như cập nhật nhanh chóng các xu hướng biến đổi của kinh tế thế giới để hỗ trợ cho quá trình làm việc.

- Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế của Trường đại học kinh tế - ĐHQGHN, người học còn có các kỹ năng như: Nhạy bén, năng động, có trách nhiệm cao với công việc; Làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm hiệu quả; Sáng tạo, quyết đoán; Đương đầu với thách thức, rủi ro; Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc…

THAM KHẢO CHI TIẾT CTĐT NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI ĐÂY

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TẠI ĐÂY

Thông tin liên hệ

· Phòng Tuyển sinh – Phòng 102, nhà E4, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

· Hotline: 0913 486 773

· Email: tuyensinhdaihoc_dhkt@vnu.edu.vn

· Website: ueb.edu.vn & tuyensinhdaihoc.ueb.edu.vn

· Facebook: www.facebook.com/ueb.edu.vn

 

 

  

Chương trình đào tạo

Ngành Quản trị kinh doanh

Chương trình được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của Trường Haas School of Business (University of California Berkeley, Hoa Kỳ) có điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện Việt Nam

Xem thêm

Ngành Kinh tế phát triển

Chương trình được thiết kế nhằm đào tạo cử nhân trong lĩnh vực kinh tế phát triển theo định hướng chuyên gia và lãnh đạo. Chương trình bao gồm các học phần chung, các học phần thuộc khối ngành kinh tế và các học phần chuyên sâu về Chính sách công, Môi trường và Phát triển bền vững, Kinh tế học.

Xem thêm

Ngành Tài chính - Ngân hàng

Ngành Tài chính Ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Các cơ sở, lĩnh vực thuộc ngành gồm: các tổ chức tín dụng và tư nhân, các ngân hàng trong và ngoài nước, các công ty tài chính, cho thuê tài chính

Xem thêm

Ngành Kinh tế Quốc tế

Kinh tế quốc tế (tiếng Anh là International Economics) là một chuyên ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu. 

Xem thêm

Ngành Kế toán

Chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành chuyên sâu Kế toán của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN định hướng tích hợp chuẩn quốc tế gắn liền với thực tế được áp dụng trong nhiều năm qua và liên tục được cải tiến, đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế.

Xem thêm

Ngành Kinh tế

Chương trình được thiết kế theo hướng cơ bản, hệ thống, hiện đại, vừa kế thừa những thành tựu phát triển lâu dài của khoa học kinh tế Việt Nam, vừa có khả năng liên thông và hội nhập quốc tế. Chương trình gồm các học phần chung, các học phần thuộc khối ngành kinh tế và các học phần chuyên sâu về Kinh tế chính trị, Kinh tế học thể chế.

Xem thêm

1
Tư vấn tuyển sinh